Tráp ăn hỏi 5 lễ là một lựa chọn phổ biến trong các lễ cưới truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường thắc mắc tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì, số lượng và thứ tự như nào? bởi mỗi vùng miền lại có những phong tục khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng Chuyện Đám Cưới giải đáp chi tiết câu hỏi này và tham khảo một số tráp ăn hỏi 5 lễ đẹp nhất trong năm nay!
Tráp ăn hỏi 5 lễ là gì? Ý nghĩa của tráp ăn hỏi 5 lễ
Tráp ăn hỏi 5 lễ là một phần trong nghi lễ ăn hỏi truyền thống, trong đó nhà trai sẽ chuẩn bị và mang đến nhà gái tráp ăn hỏi gồm 5 mâm lễ vật. Đây là hình thức lễ đơn giản nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, thường thấy trong phong tục cưới hỏi ở nhiều vùng miền Việt Nam. Các tráp lễ này tượng trưng cho lời chúc phúc và sự trân trọng của gia đình nhà trai đối với nhà gái, đồng thời thể hiện sự trang trọng trong lễ cưới.
Không chỉ thế, 5 tráp lễ ăn hỏi còn tượng trưng cho lời chúc “trăm năm hạnh phúc, chúc cho cô dâu chú rể có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn và bền lâu. Vậy tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì và ý nghĩa của từng mâm lễ là gì? Hãy cùng Chuyện Đám Cưới tìm hiểu câu trả lời qua phần tiếp theo của bài viết!
Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?
Lễ ăn hỏi 5 tráp là một phần quan trọng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt. Dưới đây là 5 lễ cưới tráp ăn hỏi phổ biến và ý nghĩa sâu sắc của từng loại:
1 mâm tráp trầu cau: Biểu tượng của sự gắn bó bền lâu
Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì? Đầu tiên phải kể đến trầu cau. Trầu cau từ ngàn xưa đã trở thành biểu tượng của tình yêu sắt son và sự bền chặt trong nghĩa vợ chồng, điều mà mọi cuộc hôn nhân đều hướng đến. Câu nói “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thể hiện vai trò quan trọng của trầu cau trong nghi lễ, đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp và mong ước lễ ăn hỏi diễn ra suôn sẻ, đi đến sự đồng thuận giữa hai gia đình.
Để chuẩn bị một tráp trầu cau hoàn chỉnh, người ta thường chọn những quả cau tròn trịa, lá trầu tươi đẹp, tượng trưng cho sự đầy đủ và may mắn. Mỗi quả cau được dán chữ hỷ, bày trên mâm lễ đỏ, và trang trí thêm nơ đỏ rực rỡ. Sự chăm chút này không chỉ làm tăng giá trị thẩm mỹ mà còn gửi gắm lời chúc phúc về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và viên mãn cho cô dâu chú rể.
1 mâm tráp hoa quả: Biểu tượng của sự ngọt ngào và tươi mới
Tráp hoa quả là câu trả lời tiếp theo cho tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì. Tráp hoa quả là một trong những lễ vật đẹp mắt và được chuẩn bị công phu nhất trong lễ ăn hỏi. Mâm hoa quả mang ý nghĩa cầu chúc tình yêu và cuộc sống hôn nhân của cặp đôi luôn tươi mới, ngọt ngào, và sớm “đâm hoa kết trái”. Theo quan niệm dân gian, câu nói “hoa thơm quả ngọt” tượng trưng cho một hôn nhân viên mãn, tràn đầy những hương vị ngọt ngào và hạnh phúc mà cả hai sẽ cùng trải qua.
Khi chuẩn bị tráp hoa quả, người ta đặc biệt chú trọng đến việc chọn những loại quả có vị ngọt, tươi ngon, tránh những trái cây có vị đắng hoặc chát, để mang lại sự may mắn và trọn vẹn. Mâm quả được sắp xếp khéo léo, vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa gửi gắm những lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến đôi uyên ương.
1 Tráp trà và rượu: Lòng thành kính và lời cầu chúc hạnh phúc
Nếu bạn đang tự hỏi tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì, thì trong đó không thể thiếu 1 tráp trà và rượu. Tráp trà và rượu là một phần không thể thiếu trong lễ ăn hỏi, được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Lễ vật này mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng thành kính của nhà trai và mong muốn tổ tiên nhà gái chứng giám cho tình cảm chân thành, cũng như chấp thuận cho đôi trẻ được nên duyên vợ chồng.
Ngoài ra, mâm lễ trà và rượu còn gửi gắm lời cầu chúc về một gia đình hạnh phúc, sớm đón chào những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thuận với cha mẹ. Sự hiện diện của tráp rượu và trà trong lễ ăn hỏi không chỉ góp phần làm trọn vẹn nghi thức, mà còn chứa đựng ý nghĩa nhân văn, gắn kết hai gia đình trong niềm vui và sự kính trọng.
Trong một mâm lễ ăn hỏi, số lượng trà và rượu thường được chuẩn bị theo số chẵn, tượng trưng cho sự đầy đủ và hòa hợp. Cụ thể:
- Trà: Thường là 2 hoặc 4 hộp trà, được bày cẩn thận trong tráp.
- Rượu: Thường chuẩn bị 2 hoặc 4 chai rượu, đảm bảo trang trọng và phù hợp với phong tục.
Số lượng cụ thể có thể thay đổi tùy theo vùng miền hoặc thỏa thuận giữa hai gia đình, nhưng luôn ưu tiên sự cân đối và ý nghĩa tốt lành.
1 mâm tráp bánh (thường là bánh cốm/bánh phu thê): Biểu tượng tình yêu và hạnh phúc bền lâu
Bánh cốm và bánh phu thê là những lễ vật mang đậm giá trị truyền thống, gắn liền với những câu chuyện tình yêu đẹp trong dân gian. Những loại bánh này biểu trưng cho mong ước về một cuộc sống vợ chồng chung thủy, hòa hợp, và ngọt ngào trong hôn nhân, luôn tươi đẹp qua thời gian.
Tùy theo vùng miền, loại bánh trong tráp có sự khác biệt:
- Tráp ăn hỏi 5 lễ miền Bắc: Ưa chuộng bánh cốm xanh, giản dị và tinh tế.
- Lễ ăn hỏi 5 tráp miền Trung: Sử dụng bánh phu thê, loại bánh nổi tiếng trong lễ cưới hỏi.
- Tráp ăn hỏi 5 lễ miền Nam: Sử dụng bánh phu thê hoặc bánh pía – món bánh mang đậm bản sắc địa phương.
Tráp bánh được sắp xếp thành hình tháp cầu kỳ và đẹp mắt, mang ý nghĩa sâu sắc về việc “xây dựng hạnh phúc gia đình bền vững nhất”. Sự hiện diện của tráp bánh trong lễ ăn hỏi không chỉ làm tăng phần trang trọng mà còn gửi gắm lời chúc về tình yêu và hạnh phúc viên mãn dành cho cô dâu chú rể.
>> Tìm hiểu rõ hơn tại: Mâm quả lễ đính hôn gồm những gì theo văn hóa Bắc – Trung – Nam?
Tráp thứ 5 có thể chọn 1 trong các tráp sau: mâm sôi gà, heo quay hoặc bánh kem
Câu trả lời cho tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì? thì tráp thứ 5 trong lễ ăn hỏi thường mang ý nghĩa cầu chúc sự sung túc, tròn đầy và hạnh phúc bền lâu. Tùy theo phong tục và thỏa thuận giữa hai gia đình, nhà trai có thể chọn một trong các lễ vật sau:
- Mâm xôi gà: Tượng trưng cho sự đầy đủ, no ấm và khởi đầu viên mãn cho cuộc sống hôn nhân. Xôi dẻo, gà vàng được bày biện đẹp mắt thể hiện lời chúc phúc trọn vẹn.
- Heo quay: Biểu tượng của sự phồn thịnh, đủ đầy và hòa thuận. Heo quay thường được chọn trong các lễ hỏi ở miền Nam hoặc miền Trung, phù hợp với phong tục địa phương.
- Bánh kem: Mang hơi hướng hiện đại, bánh kem thể hiện sự ngọt ngào và tinh tế, đồng thời là điểm nhấn mới mẻ cho tráp lễ, phù hợp với những gia đình muốn kết hợp truyền thống và hiện đại.
Dù chọn mâm lễ nào, điều quan trọng vẫn là sự thành tâm, chân thành, và phù hợp với phong tục, thói quen của hai gia đình. Tráp thứ 5 chính là điểm nhấn linh hoạt, giúp lễ ăn hỏi vừa trang trọng vừa ý nghĩa.
Tráp ăn hỏi 5 lễ giá bao nhiêu?
Sau khi tìm hiểu đầy đủ về tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì, nhiều người thắc mắc chi phí để chuẩn bị tráp ăn hỏi này. Hiện nay, giá lễ ăn hỏi 5 tráp dao động tùy thuộc vào số lượng lễ vật và cách trang trí, thường trong khoảng 3.000.000 – 6.000.000 đồng.
- Tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản: Với 20 – 40 lễ vật/tráp, trang trí bằng hoa tươi, nơ, ruy băng, và chữ hỷ, giá dao động khoảng 3.000.000 đồng/5 tráp.
- Tráp ăn hỏi 5 lễ cầu kỳ: Số lượng lễ vật từ 50 – 100 món, trang trí rồng phượng công phu, sẽ có giá cao hơn, từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/5 tráp.
Chi phí này sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của gia đình về loại lễ vật, chất lượng trang trí và dịch vụ đi kèm. Vì thế, hãy tham khảo giá và thống nhất mức giá cuối cùng trước khi đặt tráp.
Cách sắp lễ ăn hỏi 5 tráp theo phong tục truyền thống
Trong lễ ăn hỏi, ngoài việc nhận biết tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì, việc sắp xếp 5 tráp lễ sao cho hài hòa, đầy đủ và trang trọng là yếu tố quan trọng nhằm thể hiện sự tôn trọng và ý nghĩa của từng lễ vật. Dưới đây là cách xếp lễ ăn hỏi 5 tráp theo phong tục truyền thống:
- Tráp đầu tiên – Tráp trầu cau: Trầu cau là “vật dẫn cưới”, luôn được đặt ở vị trí đầu tiên trong đoàn bê tráp. Tráp này biểu trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp và gắn kết trong hôn nhân.
- Tráp thứ hai – Tráp trà và rượu: Rượu và trà thể hiện sự kính trọng với các bậc trưởng bối và được dâng lên bàn thờ tổ tiên để xin phép, cầu mong chứng giám. Đây là tráp quan trọng, luôn đứng ngay sau tráp trầu cau.
- Tráp thứ ba – Tráp trái cây: Đây là tráp hoành tráng và cầu kỳ nhất, biểu tượng cho sự đủ đầy, thịnh vượng và hòa hợp.
- Tráp thứ tư – Tráp bánh cốm và bánh phu thê: Tráp bánh kết hợp giữa bánh cốm và bánh phu thê, biểu tượng của tình yêu thủy chung, hạnh phúc bền lâu. Các loại bánh có thể thay đổi theo phong tục vùng miền nhưng đều được sắp xếp hài hòa, đẹp mắt.
- Tráp cuối cùng – Tráp bánh kem/ mâm sôi gà hoặc heo quay: Mang ý nghĩa linh hoạt và hiện đại, thể hiện sự đầy đủ, sung túc và chúc phúc cho hôn nhân.
Một số mẫu mâm lễ ăn hỏi 5 tráp đẹp 2025
Lời kết cho chủ đề: Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?
Tráp ăn hỏi 5 lễ là một phần quan trọng trong phong tục cưới hỏi truyền thống, mang ý nghĩa sâu sắc về sự gắn kết giữa hai gia đình. Với những gợi ý về mẫu tráp đẹp và xu hướng năm 2025, bạn đã có thêm thông tin để tổ chức ngày trọng đại thật ý nghĩa. Hãy lưu lại những lưu ý này của Chuyện Đám Cưới để chuẩn bị chu đáo nhất cho câu hỏi “Tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những gì?” khi cần, bạn nhé!