Sính lễ đám cưới gồm những gì? Sính lễ đám cưới không chỉ là những món quà ý nghĩa mà còn mang đậm giá trị truyền thống, thể hiện lòng chân thành và tôn trọng giữa hai gia đình. Hãy cùng Chuyện Đám Cưới tìm hiểu sính lễ của đám cưới gồm những món gì và ý nghĩa từng món lễ vật để có một ngày cưới thật trọn vẹn và đáng nhớ nào.
Sính lễ đám cưới khoảng bao nhiêu quả?
Số lượng mâm quả sính lễ trong ngày cưới có sự khác biệt tùy theo phong tục của từng vùng miền. Sính lễ cưới ngày xưa và hiện nay gần như không có quá nhiều sự thay đổi. Sính lễ cưới miền Bắc và sính lễ đám cưới miền Trung thường có số lượng mâm quả là số lẻ như 3, 5, 7, 9 hoặc 11 mâm. Đây là biểu trưng cho sự phát triển và may mắn.
Trong khi đó, sính lễ đám cưới miền Nam lại ưa chuộng số lượng mâm quả số chẵn như 4, 6, 8 hoặc 10 với quan niệm rằng số chẵn thể hiện sự đủ đầy và viên mãn. Ngoài yếu tố truyền thống, số lượng mâm quả cũng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của nhà trai và sự thống nhất giữa hai bên gia đình.
Việc chọn số mâm quả hợp lý còn cần cân nhắc đến số lượng người bê tráp. Nếu mâm quả quá ít, lễ cưới có thể trông kém trang trọng. Ngược lại quá nhiều mâm quả có thể gây khó khăn trong việc sắp xếp người bê tráp và tăng chi phí cho việc di chuyển đón dâu. Do đó, điều quan trọng là tìm được sự hài hòa giữa phong tục, điều kiện thực tế và sự thuận tiện trong ngày trọng đại.

Sính lễ đám cưới gồm những gì và ý nghĩa đặc biệt?
Trong văn hóa cưới hỏi Việt Nam, sính lễ cưới hỏi không chỉ là những lễ vật đơn thuần mà còn mang ý nghĩa sâu sắc mà còn tượng trưng cho lòng tôn trọng, sự chu đáo và những lời chúc tốt đẹp từ gia đình nhà trai gửi đến nhà gái. Nhìn chung, sính lễ đám cưới cũng có những thành phần tương tự như đám hỏi với những mâm quả sau đây:
Mâm trầu cau
Sính lễ cưới gồm những gì? “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, trầu cau từ lâu đã là biểu tượng cho sự gắn bó bền chặt và tình yêu son sắt. Trong phong tục cưới hỏi, mâm trầu cau được xem là lễ vật không thể thiếu, thể hiện sự khởi đầu viên mãn cho cuộc hôn nhân.
Thông thường, trầu cau được chuẩn bị theo số bộ. Mỗi bộ gồm 2 lá trầu và 1 quả cau. Các gia đình chu đáo thường chuẩn bị số lượng 60, 80, hoặc 105 bộ để đặt trong mâm sính lễ. Những con số này không chỉ tượng trưng cho “lộc phát” hay “trăm năm hạnh phúc” mà còn thể hiện lời chúc phúc dài lâu đến đôi vợ chồng trẻ.

Mâm trà rượu
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Mâm trà rượu là một mâm quả không chỉ để bày biện mà còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Rượu được dùng để dâng lên bàn thờ gia tiên, xin phép ông bà tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho hôn nhân của đôi trẻ. Trong nghi lễ, trà rượu cũng được dùng để mời khách, thể hiện sự hiếu khách và chu đáo của gia đình.

Mâm nến long phụng
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Nến long phụng thường được chuẩn bị cùng với trà rượu, là biểu tượng cho sự hòa hợp, gắn bó giữa hai gia đình. Nến được thắp sáng trong các nghi thức lễ cưới, như lời cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng luôn ấm áp và rực rỡ như ánh lửa nến.

Mâm bánh phu thê (bánh su sê)
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Bánh phu thê với cái tên đầy ý nghĩa từ lâu đã được lựa chọn làm sính lễ không thể thiếu trong ngày cưới. Loại bánh này tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm dương, đất trời.
Bánh phu thê thường có năm màu sắc đại diện cho ngũ hành: trắng từ cơm dừa, đen hoặc nâu từ hạt vừng, xanh từ lá dừa, vàng từ nhân đậu xanh và đỏ từ chữ hỷ. Đây là lời chúc phúc cho cặp đôi luôn hạnh phúc và hòa thuận trong cuộc sống hôn nhân.

Mâm bánh kem
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Ngày nay, bánh kem đã trở thành một phần phổ biến trong các mâm sính lễ nhờ sự giao thoa văn hóa. Là biểu tượng của sự ngọt ngào và gắn bó, bánh kem thường được trang trí theo phong cách riêng của từng cặp đôi với những họa tiết, màu sắc và thông điệp đặc biệt là chúc phúc cho đôi trẻ.

Mâm trái cây
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Trái cây là sính lễ đám cưới cho nhà gái không chỉ để trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Các loại quả thường được chọn có hình dáng tròn trịa, biểu trưng cho sự viên mãn. Một số loại quả được ưa chuộng và ý nghĩa của chúng:
- Táo: Theo tiếng Hán Việt, táo mang ý nghĩa “bình an”, là lời chúc cho cuộc sống hôn nhân êm ấm, hạnh phúc.
- Thanh long: Biểu tượng của rồng, đại diện cho quyền uy và sự thịnh vượng.
- Mãng cầu: Chữ “cầu” trong tiếng miền Nam là lời cầu nguyện cho sự tốt lành.
- Xoài: Phát âm thành “xài”, mang ý nghĩa dư dả tài chính và no đủ.
- Nho: Hình ảnh chùm nho biểu trưng cho sự sung túc, đông con nhiều cháu.

Mâm heo quay
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Mâm heo quay là sính lễ cưới vợ mang tính “mặn”, thường được chuẩn bị để bổ sung cho các mâm lễ ngọt. Tùy vào điều kiện gia đình, heo quay có thể là heo sữa nhỏ hoặc heo lớn. Heo quay không chỉ tạo điểm nhấn mà còn gửi gắm lời chúc gia đình ấm no, đủ đầy và hạnh phúc.

Tiền nạp tài (tiền đen)
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Tiền nạp tài là tiền sính lễ đám cưới thể hiện sự chu đáo và lời cảm ơn của nhà trai đến nhà gái vì đã nuôi dưỡng cô dâu. Thông thường, tiền nạp tài được đặt trong phong bì hoặc một mâm sính lễ riêng, mang ý nghĩa về sự trân trọng và tôn kính.

Vàng cưới
Sính lễ đám cưới gồm những gì? Sính lễ vàng cưới là món quà ý nghĩa, đại diện cho sự gắn kết bền vững và tài lộc trong hôn nhân. Bộ vàng cưới thường bao gồm dây chuyền, lắc tay và đôi bông tai. Trong nghi lễ, mẹ chồng sẽ trao đôi bông tai cho cô dâu như một lời chúc phúc và đón nhận cô về làm dâu con trong gia đình.

>> Chuyện Đám Cưới giải đáp thắc mắc: Đám cưới không có mâm trầu cau được không?
Sính lễ cưới bao nhiêu tiền?
Số lượng tráp sính lễ đám cưới và lễ vật bên trong thường được chuẩn bị tùy theo phong tục từng vùng miền và điều kiện kinh tế của gia đình như sau. Hiện nay đã có khá nhiều đơn vị cung cấp mâm sính lễ cưới và làm theo yêu cầu của khách hàng với giá cả tham khảo như sau:
- Bộ 3 tráp: Trầu cau, bánh phu thê, rượu thuốc, hoa quả (1-2 triệu).
- Bộ 5 tráp: Trầu cau, rượu thuốc, chè, bánh cốm, hoa quả (5-7 triệu).
- Bộ 7 tráp: Trầu cau, bánh phu thê, rượu thuốc, chè, mứt hạt sen, hoa quả (6-8 triệu).
- Bộ 9 tráp: Trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu thuốc, mứt, lợn sữa quay, hoa quả (8-13 triệu).
Hai bên gia đình cần thống nhất số lượng tráp và lễ vật để phù hợp với phong tục để đảm bảo sự chu toàn và ý nghĩa cho ngày trọng đại.

Câu hỏi thường gặp về sính lễ đám cưới
Bên cạnh câu hỏi sính lễ đám cưới gồm những gì, sau đây là vài câu hỏi thường gặp về sính lễ đám cưới khác:
Đám cưới không có sính lễ được không?
Trong văn hóa cưới hỏi của người Việt, sính lễ đóng vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là biểu tượng của sự tôn trọng và lòng thành mà còn thể hiện sự nghiêm túc trong mối quan hệ hôn nhân. Đây là nghi thức truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc, cầu chúc cho đôi uyên ương hạnh phúc và gắn kết hai gia đình. Dù không cần phải chuẩn bị sính lễ quá sang trọng hay cầu kỳ, việc có sính lễ trong lễ cưới là điều cần thiết để giữ gìn giá trị văn hóa và thể hiện sự chu đáo trong việc xây dựng nền tảng gia đình.
Trong sính lễ cưới người Hoa gồm những gì?
Trong phong tục cưới hỏi của người Hoa và người Quảng Đông, các lễ vật quan trọng gồm bánh cưới, heo quay, hải vị, cặp gà, rượu, trà, trái cây, trầu cau và đôi nến long phụng. Mỗi lễ vật mang ý nghĩa tốt đẹp, biểu trưng cho sự hòa hợp, sung túc và lời chúc phúc lâu bền cho đôi vợ chồng.
Trong sính lễ cưới vợ miền Tây gồm những gì?
Sính lễ cưới vợ miền Tây thường bao gồm:
- Mâm trầu cau
- Mâm trà, rượu và nến
- Mâm trái cây tươi
- Mâm xôi gấc
- Khay trà rượu và phong bì lễ.

Sính lễ đám cưới và sính lễ đám hỏi có giống nhau không?
Sính lễ đám cưới và sính lễ đám hỏi trong văn hóa cưới hỏi của người Việt tuy có sự tương đồng nhưng không hoàn toàn giống nhau, bởi chúng được chuẩn bị và sử dụng trong hai nghi thức khác nhau với ý nghĩa riêng biệt:
1. Sính lễ đám hỏi (Lễ ăn hỏi):
- Ý nghĩa: Là lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để chính thức xin cưới cô dâu. Đây là bước đầu tiên để hai gia đình công nhận mối quan hệ hôn nhân.
- Thành phần: Thường bao gồm trầu cau, bánh kẹo, chè, rượu, mâm trái cây và phong bì tiền lễ. Số lượng mâm sính lễ tùy thuộc vào phong tục từng vùng miền và thỏa thuận giữa hai gia đình.
- Tính tượng trưng: Sính lễ đám hỏi mang ý nghĩa “dạm ngõ” và cam kết chính thức giữa hai bên gia đình.
2. Sính lễ đám cưới:
- Ý nghĩa: Là lễ vật nhà trai mang đến trong ngày rước dâu, thể hiện sự hoàn thiện nghi lễ cưới hỏi và chúc phúc cho đôi uyên ương.
- Thành phần: Ngoài các vật phẩm tương tự đám hỏi, sính lễ đám cưới thường có thêm các lễ vật mang ý nghĩa đặc biệt, như bánh phu thê (biểu tượng hòa hợp), heo quay, hoặc tiền sính lễ trao trực tiếp cho nhà gái.
- Tính trang trọng: Sính lễ đám cưới thường được chuẩn bị chu đáo hơn, đánh dấu bước khởi đầu chính thức của cuộc sống hôn nhân.
Điểm chung:
- Cả hai đều thể hiện sự tôn trọng và lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.
- Thành phần lễ vật có những điểm tương đồng, nhưng mức độ và ý nghĩa sẽ khác nhau.
Như vậy, dù có nét tương đồng, sính lễ đám hỏi và sính lễ đám cưới khác nhau ở thời điểm, ý nghĩa và mức độ chuẩn bị. Việc hiểu rõ sự khác biệt này giúp nghi lễ diễn ra đúng phong tục, thể hiện sự chu đáo và trân trọng truyền thống.
>> Tham khảo thêm về: Phân biệt đám hỏi và đám cưới khác nhau như thế nào?
Như vậy Chuyện Đám Cưới đã chia sẻ cho các bạn biết dính lễ đám cưới gồm những gì ở bài viết trên. Chuẩn bị sính lễ đầy đủ và chu đáo không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn mang lại sự hài hòa, tốt đẹp cho mối quan hệ gia đình hai bên. Chúc bạn có một đám cưới viên mãn và tràn ngập niềm vui!