Đám cưới là cột mốc quan trọng của mỗi cặp đôi, nhưng sự kiện này cũng đi kèm với một khoản chi phí lớn. Để có một lễ cưới trọn vẹn mà vẫn tối ưu ngân sách, các cặp đôi cần nắm rõ các khoản cần chuẩn bị, từ trang phục, địa điểm, trang trí cho đến các chi phí nhỏ hơn như thiệp mời, quà cưới. Hãy cùng Chuyện Đám Cưới tìm hiểu chi phí tổ chức đám cưới để lên kế hoạch phù hợp cho ngày hạnh phúc nhé!
Chi phí tổ chức đám cưới là bao nhiêu?
Tổ chức đám cưới là một sự kiện lớn trong đời của mỗi cặp đôi, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cả về thời gian lẫn tài chính. Để có một lễ cưới hoàn chỉnh, đúng phong tục, các gia đình cần xem xét các khoản chi cho từng nghi lễ và các chi phí bổ sung khác, trong đó có cả chi phí cho tuần trăng mật của cặp đôi, sau đó tổng hợp thành chi phí cho 1 cái đám cưới hoàn chỉnh.
Vậy, 1 đám cưới cần bao nhiêu tiền? Các chi phí cho đám cưới bao nhiêu là đủ? Cùng tham khảo nội dung sau!
Chi phí tổ chức đám cưới trong từng nghi lễ trong đám cưới
Dưới đây là chi phí cho một số nghi lễ quan trọng trong đám cưới mà bạn cần biết:
Chi phí tổ chức đám cưới trong lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt chính thức giữa hai gia đình, đánh dấu sự khởi đầu cho kế hoạch đám cưới. Trong lễ này, nhà trai cần chuẩn bị các lễ vật dạm ngõ và chi phí mời cơm thân mật tại nhà gái. Hãy tính toán chi phí đám cưới trong buổi lễ dạm ngõ một cách kỹ lưỡng để tránh các sai sót có thể xảy ra.
- Nhà trai: Chuẩn bị tráp dạm ngõ bao gồm cau trầu, rượu, bánh kẹo, hoa quả với chi phí từ 2,5 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, có thể thêm phong bì tiền cheo từ 2 đến 5 triệu đồng tùy vào phong tục và điều kiện gia đình.
- Nhà gái: Cần dọn dẹp và trang trí phòng khách, bàn thờ gia tiên để đón tiếp nhà trai, chi phí trang trí đám cưới khoảng 500.000 – 700.000 đồng. Sau khi trao đổi, nhà gái thường tổ chức một bữa cơm thân mật với chi phí khoảng 4 đến 5 triệu đồng nếu tự nấu, hoặc 2 đến 4 triệu đồng cho mỗi bàn tiệc tại nhà hàng.
Các chi phí tổ chức đám cưới trong lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi đánh dấu cam kết giữa hai bên gia đình và là nghi lễ chính thức trước lễ cưới.
Nhà trai:
- Trang phục cho chú rể: Chi phí từ 2 đến 5 triệu đồng nếu may hoặc mua mới.
- Tráp ăn hỏi: Tùy vào số lượng và chất lượng lễ vật, tráp ăn hỏi có thể từ 9,2 đến 21 triệu đồng.
- Tiền lì xì trong tráp: Thường là 3 phong bì lễ đen, mỗi phong bì khoảng 3 đến 9 triệu đồng.
- Chi phí bữa cơm thân mật: Nếu đãi ăn tại nhà, khoảng 4 triệu đồng mỗi bàn.
- Chi phí chụp hình quay phim đám cưới: Từ 8 đến 10 triệu đồng.
Nhà gái:
- Trang phục cô dâu: Từ 2,5 triệu – 5 triệu đồng.
- Trang trí tư gia: Khoảng 8,4 triệu đồng trở lên.
- Chi phí bữa cơm thân mật: Khoảng 4 triệu đồng mỗi bàn.
Chi phí tổ chức đám cưới trong lễ cưới
Lễ cưới là nghi lễ chính thức, nơi đôi uyên ương chính thức trở thành vợ chồng trước sự chứng kiến của gia đình và bạn bè.
- Chi phí in thiệp cưới: Khoảng 1 – 2 triệu đồng cho 300 khách.
- Trang phục:
- Váy cưới: Từ 4 triệu đến vài trăm triệu đồng nếu thuê hoặc đặt may riêng.
- Vest cưới cho chú rể: Khoảng 2 – 5 triệu đồng.
- Quay phim, chụp ảnh ngày cưới: Từ 22 đến 30 triệu đồng.
- Trang trí hội trường và hoa cưới: Chi phí trung bình từ 59 triệu đồng bao gồm trang trí hội trường, hoa xe dâu, hoa tay cầm và hoa cài áo cho chú rể.
- Tiệc cưới: Một bàn tiệc tầm trung khoảng 5 triệu đồng, với 300 khách sẽ cần chi khoảng 150 triệu đồng.
- Nhẫn cưới: Khoảng 15 triệu đồng/cặp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê rạp đám cưới nếu không có nhiều ngân sách. Thông thường, chi phí thuê rạp đám cưới sẽ thấp hơn so với đặt tiệc nhà hàng.
Một số chi phí để tổ chức đám cưới khác
Ngoài các chi phí chính cho từng nghi lễ, còn có các khoản chi phí 1 đám cưới phát sinh cho ngày cưới và tuần trăng mật:
Chi phí tổ chức đám cưới Nhà trai:
- Nữ trang hồi môn: Khoảng 17 – 25 triệu đồng.
- Thuê xe dâu: Từ 2,5 triệu đồng.
- Chi phí chuẩn bị phòng tân hôn: 15 triệu đồng trở lên.
- Chi phí phát sinh khác: Khoảng 10 triệu đồng.
Chi phí tổ chức đám cưới Nhà gái:
- Trang sức hồi môn: Dao động từ 17 – 25 triệu đồng.
- Chi phí phát sinh khác: Khoảng 10 triệu đồng.
Chi phí đám cưới khoảng bao nhiêu cho tuần trăng mật
Tuần trăng mật là dịp để cặp đôi tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn sau đám cưới. Chi phí tuần trăng mật phụ thuộc vào địa điểm và thời gian của chuyến đi.
- Du lịch trong nước: Với những địa điểm trong nước như Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang, cặp đôi có thể dự kiến chi từ 10 – 20 triệu đồng cho một chuyến đi 3-5 ngày, bao gồm vé máy bay, khách sạn và các chi phí ăn uống, vui chơi.
- Du lịch nước ngoài: Nếu chọn điểm đến nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc hoặc Singapore, chi phí sẽ vào khoảng 30 – 50 triệu đồng cho chuyến đi 5-7 ngày. Với các địa điểm xa hơn như châu Âu hoặc Mỹ, ngân sách có thể tăng lên từ 80 – 150 triệu đồng tùy vào thời gian và các dịch vụ đi kèm.
Dự trù tổng chi phí cho một đám cưới
Dưới đây là bảng dự trù chi phí cho đám cưới được tổng hợp từ những chi phí cơ bản ở trên. Lưu ý, bảng chi phí đám cưới này chỉ mang tính chất tham khảo và bạn có thể thêm bớt, cắt giảm vào tạo bảng kê chi phí đám cưới mới sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hạng mục | Nhà trai (VNĐ) | Nhà gái (VNĐ) |
Dự trù chi phí đám cưới lễ dạm ngõ | ||
Tráp dạm ngõ | 2.500.000 | – |
Phong bì tiền cheo | 2.000.000 – 5.000.000 | – |
Dọn dẹp, trang trí nhà cửa | – | 500.000 – 700.000 |
Bữa cơm thân mật | 4.000.000 – 5.000.000 | 4.000.000 – 5.000.000 |
Tổng chi phí lễ dạm ngõ | 8.500.000 – 12.500.000 | 4.500.000 – 5.700.000 |
Tổng cộng chi phí đám cưới cho lễ ăn hỏi | ||
Trang phục chú rể/cô dâu | 2.000.000 – 5.000.000 | 2.500.000 – 5.000.000 |
Tráp ăn hỏi | 9.200.000 – 21.000.000 | – |
Tiền lì xì trong tráp | 9.000.000 – 27.000.000 | – |
Trang phục bố mẹ | 4.000.000 – 6.000.000 | 4.000.000 – 6.000.000 |
Trang điểm cho mẹ | 500.000 | 500.000 |
Xe đưa đón | 800.000 – 2.000.000 | – |
Đội bê tráp | 1.500.000 | – |
Trang trí tư gia | – | 8.400.000 – 12.000.000 |
Chụp ảnh phóng sự lễ ăn hỏi | 8.000.000 – 10.000.000 | – |
Bữa cơm thân mật | 4.000.000 – 8.000.000 | 4.000.000 – 8.000.000 |
Tổng chi phí lễ ăn hỏi | 39.000.000 – 79.000.000 | 19.400.000 – 31.500.000 |
Tổng chi phí đám cưới trong Lễ cưới | ||
In thiệp cưới | 1.000.000 – 2.000.000 | – |
Váy cưới và vest chú rể | 4.000.000 – 10.000.000 | 2.500.000 – 5.000.000 |
Trang điểm cô dâu | – | 2.000.000 – 5.000.000 |
Quay phim, chụp ảnh phóng sự cưới | 22.000.000 – 30.000.000 | – |
Trang trí hội trường, hoa cưới | 59.000.000 | – |
Hoa xe dâu, hoa tay cầm | 2.000.000 – 3.000.000 | – |
Tiệc cưới (300 khách) | 150.000.000 | – |
Nhẫn cưới | 15.000.000 | – |
Tổng chi phí lễ cưới | 253.000.000 – 259.000.000 | 4.500.000 – 10.000.000 |
Chi phí chuẩn bị đám cưới khác | ||
Nữ trang hồi môn | 17.000.000 – 25.000.000 | 17.000.000 – 25.000.000 |
Thuê xe dâu | 2.500.000 | – |
Thuê xe chở người thân | 800.000 – 1.200.000 | 800.000 – 1.200.000 |
Sửa chữa, mua sắm phòng tân hôn | 15.000.000 | – |
Chi phí phát sinh khác | 10.000.000 | 10.000.000 |
Tổng chi phí khác | 45.300.000 – 53.700.000 | 27.800.000 – 36.200.000 |
Chi phí tuần trăng mật | ||
Du lịch trong nước | 10.000.000 – 20.000.000 | – |
Du lịch nước ngoài | 30.000.000 – 50.000.000 | – |
Tổng chi phí tuần trăng mật | 10.000.000 – 50.000.000 | – |
Tổng chi phí đám cưới trọn gói | 355.800.000 – 454.200.000 | 56.200.000 – 83.400.000 |
Lưu ý: Bạn nên lập file excel chi phí đám cưới để tránh thiếu sót các khoản mục cần chi trong dự toán chi phí cho đám cưới. Ngoài ra, bảng dự trù kinh phí đám cưới excel còn giúp bạn kiểm soát và tránh chi tiêu quá nhiều so với ngân sách dự tính.
Đó chỉ là bảng dự trù tổng chi phí cho 1 đám cưới. Trên thực tế, chi phí cho một đám cưới đơn giản có thể chỉ rơi vào khoảng 100 – 200 triệu nếu bạn biết cách tiết kiệm. Vậy, làm thế nào để tối ưu chi phí, cùng tham khảo nội dung tiếp theo nhé!
Mẹo tiết kiệm chi phí ngày cưới mà vẫn lung linh
Tổ chức đám cưới là một sự kiện quan trọng nhưng cũng có thể là một khoản chi phí lớn đối với nhiều cặp đôi. Để có một lễ cưới ý nghĩa mà vẫn phù hợp với ngân sách, bạn có thể tham khảo một số mẹo tiết kiệm chi phí đám cưới ở Việt Nam sau đây:
Xác định ngân sách và khả năng tài chính
Trước khi lên kế hoạch đám cưới, hai bạn nên thống nhất về khoản tiền có thể chi tiêu cho ngày trọng đại. Việc xác định rõ ràng khả năng tài chính sẽ giúp bạn ưu tiên các khoản chi cần thiết và tránh các khoản phát sinh không cần thiết.
Cân nhắc các chi phí đám cưới khi lên danh sách khách mời
Danh sách khách mời là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chi phí đám cưới. Chỉ nên mời những người thật sự thân thiết để vừa tạo không khí ấm cúng, vừa giảm được chi phí. Hạn chế danh sách khách mời sẽ giúp tiết kiệm được chi phí tiệc cưới và cả các khoản phát sinh.
Tham khảo và dò giá thị trường
Trước khi quyết định đặt dịch vụ hay mua sắm cho đám cưới, hãy dành thời gian khảo sát thị trường để có mức giá tốt nhất. Bạn có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau như bạn bè, gia đình hoặc các trang mạng xã hội về cưới hỏi. Việc này giúp bạn lựa chọn được dịch vụ phù hợp mà không lo bị “hớ giá”, đồng thời tiêt kiệm chi phí một đám cưới ở mức tối thiểu.
Hạn chế tổ chức trong mùa cao điểm
Mùa cưới cao điểm thường là vào những tháng cuối năm hoặc các ngày lễ lớn, khiến giá cả dịch vụ tăng cao. Nếu có thể, hãy tổ chức vào các tháng thấp điểm trong năm để tận hưởng mức giá tốt hơn từ nhà cung cấp.
Tham khảo và sử dụng các ưu đãi, khuyến mãi dịch vụ cưới
Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ cưới hỏi thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, đặc biệt là vào mùa thấp điểm. Bạn có thể theo dõi các ưu đãi này và đặt dịch vụ vào thời điểm có khuyến mãi để tiết kiệm chi phí.
Giản lược một vài thủ tục không cần thiết
Các nghi lễ truyền thống trong đám cưới có thể khá tốn kém, đặc biệt là ở các khu vực coi trọng phong tục. Nếu có thể, bạn hãy cân nhắc giảm bớt một số nghi thức không bắt buộc để tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được ý nghĩa của buổi lễ.
Ưu tiên thuê trang phục đám cưới thay vì mua mới
Việc thuê váy cưới và vest chú rể thay vì đặt may sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ. Các tiệm áo cưới ngày nay có nhiều lựa chọn váy cưới đẹp, giúp cô dâu và chú rể vẫn có thể tỏa sáng mà không cần tốn quá nhiều tiền vào trang phục.
Cân nhắc kỹ lưỡng khi thuê ban nhạc
Thuê ban nhạc cho đám cưới sẽ khiến chi phí tăng lên đáng kể. Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng các bản nhạc nền sẵn có hoặc thuê một nhóm nhạc nhỏ thay vì một ban nhạc lớn.
Lên kế hoạch cho tuần trăng mật
Tuần trăng mật là khoảng thời gian để hai bạn tận hưởng hạnh phúc bên nhau, nhưng cũng cần có kế hoạch ngân sách hợp lý. Bạn có thể lựa chọn các điểm đến trong nước hoặc săn các gói ưu đãi của các công ty du lịch để có một chuyến đi đáng nhớ mà vẫn tiết kiệm.
Một số câu hỏi thường gặp về chi phí đám cưới 2024
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chi phí tổ chức đám cưới mà bạn có thể tham khảo:
Chi phí đám cưới ai lo? Chi phí đám cưới nhà trai hay nhà gái lo?
Chi phí đám cưới ai trả là một câu hỏi được nhiều cặp đôi quan tâm. Theo truyền thống, nhà trai chi trả các chi phí chính như sính lễ, lễ vật, tiệc cưới, còn nhà gái lo lễ ăn hỏi, trang trí và tiếp đón. Tuy nhiên, hiện nay xã hội đã tiên tiến hơn và nhiều cặp đôi thường tự chia sẻ chi phí để giảm gánh nặng cho gia đình
Thông thường, chi phí trung bình cho 1 đám cưới là bao nhiêu?
Chi phí cho một đám cưới khoảng bao nhiêu? Chi phí đám cưới trung bình cho ở Việt Nam dao động từ 100 – 500 triệu đồng tùy quy mô và địa điểm.
Chi phí làm đám cưới tối thiểu là bao nhiêu?
Để biết chi phí đám cưới hết bao nhiêu, còn tùy thuộc vào nhu cầu và các hạng mục chi tiêu của bạn. Tuy nhiên, một đám cưới tối giản có thể tổ chức trong khoảng 50 – 100 triệu đồng với khách mời giới hạn, trang phục thuê và trang trí đơn giản.
Chi phí đám cưới bao nhiêu là cao nhất?
Đám cưới sang trọng tại các khách sạn 5 sao, với trang phục và dịch vụ cao cấp, có thể tốn từ 500 triệu đến vài tỷ đồng, thậm chí là cao hơn tùy vào “độ chịu chi” của hai bên gia đình.
Có nên làm bảng tính chi phí đám cưới?
Nên, để xác định chi phí cho 1 đám cưới là bao nhiêu, bạn nên lập bảng chi phí để giúp quản lý ngân sách tốt hơn, theo dõi từng khoản chi và đảm bảo không vượt quá kế hoạch.
>> Xem thêm: Đám cưới cần chuẩn bị những gì: Cẩm nang đám cưới từ A – Z
Chi phí tổ chức đám cưới có thể dao động tùy thuộc vào phong tục vùng miền và mức độ chuẩn bị của từng gia đình. Việc nắm rõ các tất tần tật chi phí đám cưới không chỉ giúp các cặp đôi tối ưu ngân sách mà còn đảm bảo mọi khâu diễn ra suôn sẻ và ý nghĩa. Hãy chuẩn bị chu đáo để ngày cưới thực sự là kỷ niệm khó quên!